Hướng dẫn cách chọn bình tích áp cho hệ thống khí nén

Rate this post

Vai trò của bình tích áp? Nó làm nhiệm vụ gì trong hệ thống khí nén? Liệu tôi có thu được lợi nhuận từ việc đầu tư này? Câu hỏi có lẽ khiến bạn muốn cười, chúng tôi sẽ cùng chia sẻ với các bạn mọi điều liên quan đến bình tích áp (bình chứa khí) cho hệ thống khí nén.

1. LÝ DO NÊN SỬ DỤNG BÌNH TÍCH ÁP CHO HỆ THỐNG KHÍ NÉN

Về cơ bản, có 3 lý do chính chúng ta nên sử dụng bình tích áp:

– Thứ nhất, để lưu trữ khí nén

Mục đích chính của bình tích áp là cung cấp cho bạn khả năng lưu trữ khí để sử dụng cho các ứng dụng cần đến khí nén kéo dài trong thời gian ngắn (tối đa 30 giây). Việc tích khí nén này có thể sử dụng cho mọi lĩnh vực từ công nhân sản xuất phun cát cho đến sử dụng các khẩu súng ngắn để phủi bụi hoặc đóng gói bao bì,…

Bình tích áp hoạt động theo cách tương tự như một quả pin. Nó cho phép bạn sử dụng máy nén khí nhỏ để hoàn thành các nhiệm vụ lớn bằng cách tận dụng việc lưu trữ năng lượng.

– Thứ hai, để cung cấp khí ổn định cho toàn hệ thống sử dụng khí nén

Bình tích áp cũng giúp ổn định việc điều khiển máy nén để loại bỏ chu kỳ ngắn và áp suất quá mức. Nếu bình chứa quá nhỏ, máy nén khí sẽ phải quay vòng nhanh và làm việc liên tục, điều này sẽ khiến cho máy nhanh hỏng hoặc gặp các sự cố khác.

– Thứ ba, để hoạt động như một bộ trao đổi nhiệt thứ hai

Bình tích áp hoạt động như một bộ trao đổi nhiệt thứ hai bởi vì khi khí nén đi qua nó, nhiệt độ của nó được hạ xuống khoảng 10 độ so với mức mà bộ trao đổi nhiệt thứ nhất đã làm nó. Chính vì thế, khí nén khi được dự trữ trong bình chứa khí (áp dụng với những hệ thống sử dụng bình chứa khí ướt ngay sau máy nén khí), hơi nước sẽ ngưng tụ xuống và được loại bỏ ra ngoài thông qua bộ xả nước tự động. Lúc này khí đi vào máy sấy khí sẽ ở nhiệt độ thấp hơn, do đó làm tăng hiệu quả của máy sấy.

2. CÁCH LỰA CHỌN BÌNH TÍCH ÁP PHÙ HỢP VỚI MÁY NÉN KHÍ

Làm thế nào để xác định được dung tích của bình chứa khí phù hợp với máy nén khí, những gợi ý dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn:

– Đầu tiên, bạn cần xác định được dung tích bình tích áp phù hợp với máy nén khí bạn đang sử dụng. Để xác định được dung tích bình chứa khí phù hợp, xin mời bạn tham khảo bài viết dưới đây:

=> Công thức tính dung tích bình chứa khí nén

Trong khuôn khổ bài viết hôm nay, chúng tôi đã tính toán sẵn dung tích bình chứa khí phù hợp cho công suất các loại máy nén khí rồi, bạn chỉ cần xem và lựa chọn theo:

Công suất máy nén khí

ĐVT: kw/ HP

Dung tích bình tích áp

ĐVT: Lít

< 5.5 HP (3.7 kw) < 120 lít
7.5 HP (5.5 kw) 200 lít
10 HP (7.5 kw) 500 lít
15 HP (11 kw) 600 lít
20 HP (15 kw) 1000 lít
30 HP (22 kw) 1000 lít – 1500 lít
40 HP (30 kw) 1500 lít – 2000 lít
50 HP (37 kw) 1500 lít – 2000 lít
75 HP (55 kw) 2000 lít – 3000 lít
100 HP (75 kw) 3000 lít – 4000 lít
150 HP (110 kw) 5000 lít – 6000 lít
200 HP (150 kw) 8000 lít – 10.0000 lít
250 HP (185 kw) 10.000 lít

Lưu ý quan trọng khi lựa chọn bình tích áp cho hệ thống khí nén:

+ Nếu bạn chọn bình chứa khí có dung tích quá lớn so với công suất của máy nén khí thì điều này sẽ gây ra sự lãng phí khi máy nén khí bắt đầu chạy. Máy sẽ tốn nhiều thời gian để đạt được áp suất đầy bình chứa khí.

+ Nếu bạn chọn bình tích áp có dung tích quá nhỉ thì sẽ khiến máy nén khí vào tải và ra tải liên tục, rút ngắn tuổi thọ máy nén khí. Thêm nữa, bình chứa khí nhỏ quá sẽ khiến cho áp suất sử dụng khí cho các máy móc, dụng cụ không ổn định.

– Sau khi lựa chọn được dung tích bình chứa rồi bạn mới quan tâm đến áp suất làm việc của bình chứa khí, các thông số kích thước kèm theo bình và đặc biệt là độ dày của bình.

Các bình chứa khí thông thường dưới 3000 lít độ dày là 8. Còn các bình trên 3000 lít thường độ dày sẽ là 10mm. Tuy nhiên, bạn có thể yêu cầu nhà sản xuất chế tạo bình theo yêu cầu của bạn.

– Vị trí và kích thước đường khí vào và ra cần đúng theo đường khí ra của máy nén, điều này sẽ tránh cho bạn phải chế lại đường ống khi lắp đặt.

– Tiếp đến, bạn cần có đầy đủ giấy tờ kiểm định an toàn của bình và thiết bị kèm theo trước khi đưa vào vận hành.

3. CÁC PHỤ KIỆN KÈM THEO BÌNH TÍCH ÁP

Khi mua bình tích áp, bạn cần đảm bảo có các phụ kiện sau đi kèm theo với bình:

– Van an toàn

– Van xả đáy (van xả nước)

– Đồng hồ áp suất

– Hồ sơ tính toán sức bền

Ngoài ra, bạn cũng cần có đầy đủ các giấy tờ kiểm định bình và phụ kiện đảm bảo an toàn trước khi sử dụng.

Bài viết liên quan