Chi phí ngầm ẩn khi sử dụng máy sấy khí

Rate this post

Trong phần trước chúng tôi đã chia sẻ về việc nguyên nhân nước đọng trong hệ thống khí nén và cách xử lý. Còn trong bài hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ về các chi phí ngầm ẩn khi sủ dụng máy sấy khí nén.

Chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ hơn các câu hỏi: cách tốt nhất để loại bỏ nước trong hệ thống khí nén của bạn là gì? Loại máy sấy nào là phù hợp nhất? Điều gì bạn cần chú ý?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ LOẠI BỎ NƯỚC TỪ KHÍ NÉN

Đầu tiên bạn cần biết về việc loại bỏ nước khỏi khí nén là phân biệt nước lỏng và nước ở dạng hơi.

Nước lỏng:

Nước lỏng trong hệ thống khí nén là nước ở dạng giọt hoặc hạt. Chúng ta có thể loại bỏ nước này bằng các bẫy nước ngưng tụ. Các bộ bẫy nước ngưng tụ hay còn gọi là van xả nước tự động. Nó sẽ thu lượm các giọt nước này lại và xả ra ngoài các cống dẫn.

Van xả nước tự động dạng điện hãng Atlas Copco

Có rất nhiều loại van xả nước tự động và mỗi loại lại có những ưu điểm và hạn chế riêng và chúng tôi sẽ nói kỹ vấn đề này ở những phần sau.

Tuy nhiên, các bộ van xả nước tự động thì không thể loại bỏ được nước ở dạng hơi, nó chỉ loại bỏ được nước ở dạng lỏng mà thôi.

Hơi nước

Để loại bỏ hơi nước, chúng ta cần một chiếc máy sấy khí. Có rất nhiều loại máy sáy khí nén nhưng trước khi đi vào chi tiết từng loại, chúng ta cần biết chức năng của máy sấy khí đó là loại bỏ hơi nước khỏi không khí bằng cách làm lạnh khí đến một nhiệt độ điểu sương, sau đó nước sẽ ngưng tụ xuống thành những giọt nhỏ và được xả ra ngoài.

LOẠI MÁY SẤY KHÍ NÉN NÀO BẠN CẦN?

Điều này phụ thuộc vào hệ thống khí nén của bạn và phụ thuộc vào điểm sương bạn cần. Nhìn chung, có hai loại máy sấy khí phổ biến là:

– Máy sấy khí tác nhân lạnh

– Máy sấy khí hấp thụ

Máy sấy khí tác nhân lạnh

Máy sấy khí tác nhân lạnh loại bỏ hơi nước đơn giản bằng cách làm mát khí xuống khoảng 4 độ C sau đó làm nóng trở lại.

Hình ảnh một chiếc máy sấy tác nhân lạnh cỡ nhỏ

Trong quá trình này, rất nhiều hơi nước sẽ ngưng tụ thành chất lỏng. Nước lỏng này sẽ được loại bỏ ra ngoài qua các bộ bẫy nước.

Máy sấy khí hấp thụ

Máy sấy khí hấp thụ sử dụng chất hút ẩm để loại bỏ nước ra khỏi khí. Chất hút ẩm này sẽ hút nước còn khí nén thì đi qua và kết quả là khí sẽ khô.

Hình ảnh máy sấy khí hấp thụ

Bởi vì nước được lưu trữ bên trong hạt hút ẩm nên có một giới hạn đối với lượng hơi nước mà hạt hút ẩm có thể ấp thụ. Chính vì lý do này, hạt hút cẩm cần phải được tạo lại sau mỗi nhiều giờ.

Sự tái tạo này có thể được thực hiện theo các cách khác nhau. Nói chung, không khí khô hoặc nóng được thổi qua hạt hút ẩm để loại bỏ nước hấp thụ. Sau khi hạt hút ẩm được tái sinh, nó có thể sử dụng lại. Hạt hút ẩm được tái sinh nhiều lần nhưng nó sẽ có giới hạn cho việc này. Và thời gian thay hạt hút ẩm sẽ tùy thuộc loại hạt bạn sử dụng, song thông thường chúng ta thay hạt hút ẩm sau 6000 giờ sử dụng.

CHI PHÍ NGẦM ẨN KHI SỬ DỤNG MÁY SẤY KHÍ

Để có được khí sạch sử dụng chúng ta phải trả rất nhiều tiền mỗi năm sử dụng. Trong trường hợp nước ở trong khí nén nhiều, điểm sương thấp hơn sẽ khiến bạn phải trả nhiều tiền hơn so với điểm sương cao hơn.

Cho các ứng dụng thông thường, chúng ta chỉ cần sử dụng máy sấy khí tác nhân lạnh. Cho các ứng dụng yêu cầu khí cao hơn, chúng ta cần sử dụng máy sấy khí hấp thụ. Tuy nhiên, máy sấy khí hấp thụ có giá đầu tư ban đầu và điện năng tiêu thụ cao hơn so với máy sấy khí tác nhân lạnh.

Và có rất nhiều các chi phí ngầm ẩn bạn phải trả khi sử dụng máy sấy khí:

– Vấn đề tụt áp

Đây là chi phí ngầm ẩn mà khi sử dụng máy sấy khí chúng ta đều phải trả. Tụt áp đơn giản nghĩa là áp suất đầu ra của máy sấy khí thấp hơn áp suất đầu vào của máy sấy khí.

Ví dụ điển hình tụt áp của một hệ thống xử lý khí

Độ tụt áp xảy ra với cả máy sấy khí tác nhân lạnh và máy sấy khí hấp thụ. Thường độ tụt áp qua máy sấy là 0.3 bar. Nếu độ tụt áp càng cao nghĩa là bạn sẽ phải cài đặt lại áp suất từ máy nén và lượng điện năng tiêu thụ cho độ tụt áp càng nhiều.

Chi phí tái sinh

Nếu bạn sử dụng máy sấy khí hấp thụ thì bạn sẽ phải trả hai chi phí ngầm ẩn: một là chi phí tụt áp và hai là chi phí tái tạo lại hạt hút ẩm.

Như chúng tôi có chia sẻ, máy sấy khí hấp thụ hoạt động theo nguyên lý một tháp hấp thụ còn tháp kia làm nhiệm vụ tái tạo. Nhiều máy sấy khí giá rẻ sử dụng khí nén cho việc tái tạo này. Điều này có thể khiến bạn tốn thêm 10% đến 20% lưu lượng khí nén cho mục đích này.

Ví dụ sử dụng khí nén để tái tạo hạt hút ẩm là 14.4%

Hãy nghĩ về điều này. Nếu bạn sử dụng 10% khí nén để tái tạo lại hạt hút ẩm, điều này có nghĩa là bạn phải trả 10% điện năng tiêu thụ để làm nhiệm vụ tái sinh lại các hạt hút ẩm.

Điều tệ hơn nữa là có những loại máy sấy khí hấp thụ giá rẻ, chúng sẽ tái tạo ngay cả khi không sử dụng khí nén.

Nếu bạn có một máy nén khí công suất 37kw chạy ở chế độ full tải, bạn sẽ lãng phí 3.7kw cho việc tái tạo lại hạt hút ẩm.

Nếu máy nén chỉ chạt 20% thời gian, bạn sẽ lãng phí trung bình 37*0.2 = 7.4kw điện. Tính trung bình khoảng hơn 100 triệu mỗi năm. Con số không nhỏ đúng không?

Còn nếu như khi máy ở chế độ full tải và bạn sử dụng 10% lưu lượng tái tạo thì chi phí bạn lãng phí mỗi năm cũng khoảng gần 100 triệu.

Và với những hệ thống lớn hơn, con số bạn trả sẽ còn lớn hơn rất nhiều. Do vậy, bạn hết sức lưu ý khi lựa chọn máy sấy khí và tính toán đến những chi phí ngầm ẩn này để có thể lựa chọn được loại máy sấy khí phù hợp nhất.

Xem thêm:

=> Nguyên nhân nước đọng trong hệ thống khí nén và cách xử lý

=> Bảng giá phân phối máy sấy khí Orion Nhật Bản

 

 

 

 

Bài viết liên quan