Các loại máy sấy khí trong hệ thống khí nén

Rate this post

Trong các ngành sản xuất, có 3 yếu tố chính được cân nhắc hàng đầu khi sử dụng đó là nước, điện và gas. Khí nén là được xem là nhân tố thứ 4 quan trọng trong các nhà máy sản xuất.

 

1. MÁY SẤY KHÍ NÉN LÀ GÌ?

Máy sấy khí nén là một loại máy có chức năng sấy khô khí nén sau khi khí nén đi ra khỏi máy nén khí. Nó giúp loại bỏ nước và hơi ẩm có trong khí nén để tránh khí ẩm ướt làm ảnh hưởng thậm chí hỏng sản phẩm sử dụng khí nén cuối cùng.

Tùy thuộc vào từng loại máy nén khí cũng như nhu cầu sử dụng khí nén của từng nhà máy để quyết định nên lựa chọn loại máy sấy khí nén nào cho phù hợp. Dưới đây là các loại máy sấy khí nén:

– Máy sấy khí tác nhân lạnh (hay còn gọi là máy sấy khí môi chất lạnh)

– Máy sấy khí hấp thụ (hay còn gọi là máy sấy khí dùng hạt hấp thụ)

 

1.1. Máy sấy khí tác nhân lạnh (Refrigerated dryer)

Máy sấy khí tác nhân lạnh là loại phổ biến nhất trong các hệ thống khí nén. Đúng như tên gọi của nó, mấy sấy khí tác nhân lạnh có chức năng như chiếc tủ lạnh trong gia đình của bạn. Nó chỉ khác nhau là loại vật thể được làm lạnh. Nếu như tủ lạnh được dùng để làm mát và bảo quản thực phẩm thì máy sấy khí tác nhân lạnh được dùng để duy trì chất lượng khí nén trong các nhà máy sản xuất.

Về cấu tạo của máy sấy khí tác nhân lạnh này gồm một lốc nén môi chất lạnh chạy tuần hoàn giữa giàn nóng và giàn lạnh. Việc vận hành máy sấy khí này là luôn giữ cho giàn lạnh ở nhiệt độ 3-5 độ C.

Về nguyên lý hoạt động, máy sấy khí tác nhân lạnh hoạt động theo nguyên lý hạ thấp nhiệt độ của khí nén xuống một nhiệt độ điểm sương. Giàn lạnh của máy sấy khí sẽ tiếp xúc với dòng khí nén đẩy từ máy nén khí vào. Khí nóng được làm lạnh đến nhiệt độ 3-5 độ C, hơi ẩm trong khí nén lúc này sẽ được ngưng tụ lại tại đáy của giàn lạnh và được loại bỏ ra ngoài thông qua các bẫy nước hay còn gọi là van xả nước tự động.

 

Nhưng ưu điểm của máy sấy khí tác nhân lạnh:

– Ít tốn kém chi phí lắp đặt

– Ít tốn kém chi phí vận hành

– Chi phí bảo trì bảo dưỡng máy sấy khí thấp

– Vận hành đơn giản, dễ dàng

 

Hạn chế của máy sấy khí tác nhân lạnh

– Nhiệt độ điểm sương thấp, khả năng loại bỏ nước ra khỏi khí nén không đạt tối đa. Do đó, với các nhà máy yêu cầu khí khô hoàn toàn sẽ không đạt yêu cầu.

 

1.2. Máy sấy khí hấp thụ (Desiccant Dryers)

Máy sấy khí hấp thụ sử dụng hạt hút ẩm để làm khô khí nén. Hơi ẩm khi đi qua các hạt hút ẩm sẽ được hút vào hạt hút ẩm mà không làm cho hạt hút ẩm bị hòa tan. Sau đó, độ ẩm được hấp thụ bởi tác nhân sấy.

Về nguyên lý hoạt động của máy sấy khí hấp thụ: khí nén được đưa qua một tháp chứa đầy các hạt hút ẩm (các hạt hút ẩm này có thể là hạt silica gel hoặc alumina hoạt hóa). Quá trình sấy khí sẽ được luân chuyển từ tháp này sang tháp kia và khí nén trong hệ thống sẽ thổi khô hạt hút ẩm.

Sau một thời gian sử dụng thường khoảng 6000h sử dụng, hạt hút ẩm cần được thay thế mới.

 

Ưu điểm của máy sấy khí hấp thụ:

Nhiệt độ điểm sương rất thấp, có thể lên đến -40 độ C

– Mang lại chất lượng khí sạch và khô cao nhất để phục vụ các ứng dụng dùng khí nén.

– Có thể làm việc trong môi trường khắc nghiệt

 

Hạn chế của máy sấy khí hấp thụ:

– Chi phí đầu tư mua máy sấy khí hấp thụ ban đầu cao, cao hơn rất nhiều so với máy sấy khí tác nhân lạnh.

– Chi phí vận hành cao

– Tổn thất khí nén trong quá trình tái sinh hạt hút ẩm cao

– Hạt hút ẩm cần được thay thế định kỳ, thời gian thay thế phụ thuộc vào loại và chất lượng hạt bạn sử dụng.

– Khi máy bị hỏng, việc sửa chữa cũng sẽ phức tạp hơn rất nhiều.

Máy sấy khí hấp thụ thường được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng sau:

– Xử lý vật liệu: Bất kỳ các ứng dụng nào cần sử dụng khí nén sạch và khô cũng cần có những tiêu chuẩn riêng về chất lượng khí nén để không làm ảnh hưởng đến thành phẩm cuối cùng. Chẳng hạn một số ngành như sơn tĩnh điện, y tế, dược phẩm, chế biến thực phẩm,… yêu cầu chất lượng rất cao về khí. Nếu chỉ sử dụng máy sấy tác nhân lạnh, lượng nước được xử ở điểm sương -3 độ C sẽ không thể đạt hiệu quả cao như máy sấy khí hấp thụ -40 độ C.

– Ngăn ngừa nấm mốc: Khí nén nếu vẫn chứa hơi ẩm sẽ bám vào bề mặt thành phẩm, hơi ẩm có thể chuyển thành nấm mốc, làm giảm vệ sinh cho các sản phẩm sử dụng cuối cùng. Với việc sử dụng mấy sấy khí hấp thụ, nhiệt độ điểm sương cao sẽ giúp bạn xử lý điều này.

 

2. CÁC KIỂU GIẢI NHIỆT CỦA MÁY SẤY KHÍ

Cũng giống như máy nén khí, máy sấy khí có hai kiểu giải nhiệt là giải nhiệt gió và giải nhiệt nước.

Máy sấy khí giải nhiệt gió thường dùng cho các máy nén khí có công suất dưới 75HP. Máy sấy khí giải nhiệt gió có ưu điểm giá thành rẻ, gọn nhẹ, dễ lắp đặt. Tuy nhiên, hạn chế là phải bảo dưỡng thường xuyên giàn giải nhiệt do các bụi bẩn hay bám lại trong két làm ảnh hưởng đến hiệu quả giải nhiệt của máy.

Máy sấy khí giải nhiệt bằng nước, thường sẽ dụng cho các máy cỡ lớn, thích hợp cho các môi trường nhiệt độ cao, nhiều bụi bẩn. Nó có ưu điểm lớn là sử dụng ổn định hơn, hiệu suất làm khô khí nén cao hơn. Song hạn chế là chi phí đầu tư máy ban đầu cao, việc lắp đặt hệ thống giải nhiệt nước cũng đòi hỏi nhiều chi phí.

 

3. NÊN SỬ DỤNG MÁY SẤY KHÍ HẤP THỤ HAY MÁY SẤY KHÍ TÁC NHÂN LẠNH?

Mặc dù hai loại máy sấy khí này đều làm nhiệm vụ giống nhau là giúp khí nén trở nên sạch hơn. Do đó, chúng ta không nên so sánh loại nào tốt hơn. Điều quan trọng là loại nào phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng khí nén của bạn.

Một số hệ thống khí nén chỉ sử dụng máy sấy khí tác nhân lạnh là đủ nhưng một số hệ thống khí nén lại dùng cả máy sấy khí tác nhân lạnh và máy sấy khí hấp thụ.

Nếu máy sấy khí tác nhân lạnh và máy sấy khí hấp thụ cùng làm việc kết hợp trong một hệ thống là tốt nhất bởi vì một điểm mạnh của máy sấy khí này sẽ bù đắp cho điểm yếu của máy sấy khí kia.

– Trong môi trường nhiệt độ cao, máy sấy lạnh có hiệu quả kinh tế cao hơn máy sấy khí hấp thụ.

– Trong môi trường nhiệt độ thấp, nơi độ ẩm cao hơn thì máy sấy khí hấp thụ là lựa chọn hợp lý hơn. Máy sấy khí hấp thụ được sử dụng trong môi trường từ 40 độ trở xuống.

Bài viết có tham khảo nguồn: quincyaircompressor/com

Xem thêm:

=> Cách chọn mua máy sấy khí phù hợp với máy nén khí

=> Bảng giá phân phối máy sấy khí Orion Nhật Bản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan