Bảo Dưỡng Máy Nén Khí 500 Giờ Đầu Tiên – Lưu Ý Quan Trọng

Rate this post

Giai đoạn 500 giờ đầu tiên chạy máy mới hay còn gọi là giai đoạn “chạy rà” – khi các chi tiết máy như trục vít, bạc đạn, phớt làm kín… bắt đầu “khớp” với nhau. Trong quá trình này:

  • Các mạt kim loại nhỏ có thể sinh ra do ma sát.

  • Dầu bôi trơn bắt đầu nhiễm bẩn nhanh hơn.

  • Các chi tiết cơ khí, điện có thể cần siết lại hoặc điều chỉnh.

Nếu không bảo dưỡng đúng cách ở mốc này, sẽ tiềm ẩn nguy cơ:

  • Hao dầu nhanh, nhiệt độ tăng cao.

  • Giảm hiệu suất nén khí.

  • Tuổi thọ thiết bị giảm đáng kể.

Do đó sau 500 giờ chạy máy nén khí đầu tiên, bạn cần thực hiện các công việc dưới đây để đảm bảo máy vận hành đạt hiệu quả cao nhất.

Cảnh báo thay linh kiện trên màn hình máy nén khí

CÁC HẠNG MỤC BẢO DƯỠNG CẦN THỰC HIỆN SAU 500 GIỜ

1. Thay dầu máy nén khí

  • Tại sao: Dầu trong 500 giờ đầu thường chứa mạt kim loại nhỏ và tạp chất do quá trình chạy rà.

  • Lưu ý: Dùng đúng loại dầu chuyên dụng cho máy nén khí trục vít, độ nhớt và khả năng chịu nhiệt đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.

  • Cách thay:

    • Xả hết dầu cũ khi máy còn ấm để dễ chảy.

    • Vệ sinh sạch lưới lọc dầu nếu có.

    • Châm dầu mới vào đúng mức quy định.

2. Thay lọc dầu cho máy nén khí

  • Tại sao: Lọc dầu dễ bị nghẹt bởi mạt kim loại trong quá trình chạy rà.

  • Cách thay:

    • Vặn lọc cũ ra bằng dụng cụ chuyên dụng.

    • Bôi lớp dầu mỏng vào ron lọc mới, lắp đúng ren và siết chặt vừa phải.

3. Kiểm tra và siết lại toàn bộ bulong, ốc vít

  • Vị trí cần kiểm tra:

    • Mối nối đường ống khí.

    • Các đầu cốt motor, trục vít.

    • Khung máy, bảng điện.

  • Tại sao: Trong 500 giờ đầu, rung động dễ làm lỏng bulong, gây rò rỉ khí hoặc mất cân bằng.

4. Kiểm tra dây đai truyền động (nếu có)

  • Cần làm gì:

    • Kiểm tra độ chùng, độ mòn và độ thẳng hàng.

    • Căng lại dây đai nếu bị trùng.

  • Dụng cụ: Sử dụng đồng hồ đo lực căng dây đai nếu có.

5. Kiểm tra nhiệt độ và áp suất hoạt động

  • Thực hiện: Ghi nhận nhiệt độ dầu, áp suất đầu ra, áp suất mở van xả tải.

  • Đối chiếu: So sánh với thông số chuẩn của máy từ nhà sản xuất.

6. Xả bỏ nước đáy trong bình tích khí nén

  • Tiến hành xả nước từ van đáy bình tích khí để đảm bảo hệ thống khí sạch và khô ráo.
  • Tắt máy và xả áp suất trong hệ thống.
  • Mở van xả đáy, để nước và cặn bẩn chảy ra hoàn toàn.
  • Đóng van xả, khởi động máy và kiểm tra tình trạng hệ thống.


III. KIỂM TRA CÁC TÍN HIỆU BÁO LỖI VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN

  • Tủ điện điều khiển: Kiểm tra rơ-le, contactor, dây điện có nóng, chảy, lỏng đầu cốt không.

  • Màn hình điều khiển: Kiểm tra xem có lỗi nào đang được lưu, xóa lỗi nếu cần.

  • Cảm biến nhiệt, cảm biến áp: Đảm bảo hoạt động ổn định, không sai lệch tín hiệu.


IV. GỢI Ý LỊCH BẢO DƯỠNG TIẾP THEO

Sau bảo dưỡng 500 giờ đầu tiên, bạn nên duy trì lịch bảo dưỡng định kỳ như sau:

  • Mỗi 1.000 giờ: Kiểm tra, thay lọc dầu, lọc gió nếu cần.

  • Mỗi 3.000 giờ: Thay dầu, lọc dầu, lọc gió, lọc tách dầu

  • Mỗi 8.000 giờ: Bảo trì tổng thể hoặc đại tu nhẹ.


Việc bảo dưỡng máy nén khí sau 500 giờ đầu tiên không thể xem nhẹ. Đây là bước quan trọng để loại bỏ những tồn đọng trong giai đoạn chạy rà, giúp máy hoạt động ổn định, giảm hư hỏng sau này và tiết kiệm chi phí vận hành. Đặc biệt quan trọng việc bạn cần thay mới lọc dầu và dầu máy nén khí để xả hết các cặn bẩn trong máy ra.

Thông thường với các máy nén khí mới mua, nhà sản xuất sẽ cài đặt sẵn các mốc bạn cần thay thế linh kiện, bảo dưỡng. Bạn nên tuân thủ các công việc này dù đến thời gian mà máy vẫn chạy tốt. Điều này sẽ giúp máy không bị các sự cố khác xảy ra. Sau mỗi lần thực hiện, bạn cũng cần cài đặt (reset) lại các cảnh báo của máy và setup lại lịch bảo dưỡng cho chu kỳ mới.


Nếu bạn cần bộ lọc dầu, lọc tách, lọc gió chính hãng hoặc dịch vụ bảo dưỡng tại xưởng hoặc tại chỗ, đừng ngần ngại liên hệ với tôi – đội ngũ kỹ thuật luôn sẵn sàng hỗ trợ chuyên sâu, tận nơi!

Có thể bạn quan tâm:

=> Dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng máy nén khí chuyên nghiệp uy tín

Bài viết liên quan