Thông số kỹ thuật của máy nén khí

Rate this post

Trong phần này chúng ta sẽ chùng nhau tìm hiểu về sâu hơn về máy nén khí. Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các thông số sau của máy nén khí:

– Áp suất làm việc

– Công suất máy nén khí

– Lưu lượng của máy nén khí

Sau đó chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về hai vấn đề quan trọng khác của máy nén khí:

– Lưu lượng đầu ra máy nén khí

– Vấn đề tụt áp

Đây là 5 yếu tố quan trọng bạn cần phải biết. Nếu bạn hiểu những điều này, bạn sẽ hiểu cách chúng làm việc với nhau như thế nào. Và bạn cũng có thể hiểu và giải quyết được rất nhiều vấn đề liên quan đến hệ thống khí nén của mình.

Đầu tiên, chúng ta sẽ xem xét việc nén khí. Hai thủ môn ở đây là áp suất làm việc và lưu lượng máy nén khí

QUÁ TRÌNH NÉN KHÍ

Vậy điều gì xảy ra khi chúng ta nén khí?

Bạn có biết điều này?

Áp suất tăng thì lưu lượng khí nén giảm

Luôn luôn là thế, khi áp suất làm việc của máy nén khí được cài đặt cao thì lưu lượng khí nén sẽ giảm. Và ngược lại, khi áp suất làm việc của máy nén khí cài đặt thấp, lưu lượng sẽ tăng.

Áp suất làm việc càng cao = năng lượng tiêu thụ càng lớn

Lưu lượng càng lớn = năng lượng tiêu thụ càng cao

Công suất máy nén khí

Nếu chúng ta so sánh một máy nén khí áp suất thấp (giả sử 7 đến 12 bar) với một máy nén khí áp suất cao (giá sử 300 bar) thì chúng ta sẽ nhận thấy một điều thú vị.

Máy nén khí áp suất thấp thường sẽ là máy nén khí có công suất cao và máy nén khí áp cao thường sẽ có công suất thấp.

Bạn hầu như sẽ không thể tìm được một máy nén khí áp cao, lưu lượng cao. Các máy nén khí sử dụng trong công nghiệp phổ biến nhất vẫn là 7-8 bar, một số máy có thể là 25 bar.

Bạn sẽ luôn thấy rằng máy nén khí với cùng công suất nhưng nếu áp suất làm việc tăng thì lưu lượng sẽ giảm.

Dưới đây chúng tôi có cắt từ catalogue của một loại máy nén khí Atlas Copco để tiện cho các bạn xem:

(Dài máy nén khí Atlas Copco GA355-500)

Loại máy nén khí này có công suất 355kw với 4 dải áp suất lựa chọn

7.5 bar thì lưu lượng khí là 1050 l/s

8.5 bar thì lưu lượng khí là 969 l/s

10 bar thì lưu lượng khí là 890 l/s

13 bar lưu lượng khí là 731 l/s

Chúng ta thấy áp suất cài đặt càng tăng thì lưu lượng khí sẽ càng giảm. Nếu chúng ta muốn có nhiều lưu lượng hơn ở cùng công suất yêu cầu thì chúng ta cần nhiều năng lượng hơn và chúng ta sẽ cần một chiếc máy nén khí công suất động cơ lớn hơn.

Ví dụ: Xem bảng thông số chúng tôi cắt dưới đây. Nếu chúng ta muốn có áp suất 13 bar nhưng lưu lượng của máy cài đặt ở 7.5 bar là 1050 l/s, như vậy chúng ta phải cần loại máy nén khí này:

Lưu lượng đầu ralaf 1068 l/s và áp suất đầu ra là 13 bar. Chúng ta phải dùng máy nén khí có động cơ điện là 500kw.

Áp suất làm việc của máy nén khí

Áp suất là mức độ nén khí mạnh như thế nào. Nó thường được biểu hiện bằng đơn vị tính là bar hoặc psi. 1 bar = 14.5 psi.

Nếu chúng ta di chuyển 1 piston (bằng khí nén), áp suất sẽ đẩy piston ra. Nếu chúng ta tăng gấp đôi áp suất, lực đẩy ra sẽ tăng gấp đôi.

Nhìn vào ví dụ minh họa trên, nếu chúng ta tăng gấp đôi áp suất từ 3 bar lên 6 bar. Lực đẩy của xilanh khí nén sẽ tăng từ 1kN đến 2kN.

Tăng áp suất

Áp suất không thể được thêm vào. Nếu bạn mua máy nén khí dải áp suất 8 bar là cao nhất, bạn chỉ có thể cài đặt mức áp suất cao nhất là 8 bar. Nhưng lưu lượng thì sẽ tăng được bằng việc giảm áp suất làm việc xuống.

Lưu lượng máy nén khí

Lưu lượng khí là lượng khí được tạo ra trên mộ đơn vị thời gian.

Một số loại đơn vị tính lưu lượng:

– Lít/ giây

– CFM (cubic feet per minute)

– m3/ phút

Có thể bạn quan tâm:

=> Vấn đề tụt áp trong hệ thống khí nén

=> Chi phí đầu tư vận hành một hệ thống khí nén

Bài viết liên quan